Theo cáo trạng, tối 3/1, Triều tổ chức uống rượu tại nhà và có mở thùng loa kẹo kéo hát karaoke. Thấy con rể hát karaoke ồn ào, gây ảnh hưởng đến hàng xóm nên ông Lê Văn Mách (cha vợ Triều) đi sang nhắc nhở. Triều không nghe mà còn buông lời thách thức cha vợ: “Nhà tôi, tôi muốn mở sao kệ tôi”.
![]() |
Bị cáo Triều tại tòa |
Nghe vậy, ông Mách lấy ghế ném vào ném về phía Triều nhưng không trúng. Triều cầm dao bước sang nhà cha vợ thì gặp chị Phan Thị Thúy (con dâu ông Mách, em dâu với Triều).
Cho rằng chị Liên đã xúi giục cha vợ ném ghế về phía mình, Triều bất ngờ cầm dao đâm nhiều nhát vào người nạn nhân. Chị Liên được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng đã tử vong.
HĐXX nhận định hành vi của bị cáo Triều thể hiện tính chất côn đồ, xem thường pháp luật. Bị cáo đã trực tiếp xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác và gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội nên tòa tuyên mức án tù chung thân.
Nam thanh niên tức giận vì đang hát karaoke tại đám cưới nhưng bị kêu ngưng, nên cầm kéo đâm chị của chú rể hai nhát.
" alt=""/>Hát karaoke ồn ào, bị nhắc nhở liền cầm dao đâm chết em dâuChị T. cho hay, khi nhập viện, bác sĩ báo với gia đình phổi của bé đã trắng hết, xơ phổi, xẹp phổi, tình hình rất xấu và khuyên cha mẹ chuẩn bị tinh thần. Thế nhưng vợ chồng chị kiên quyết ở lại, khi nào bác sĩ không cứu được con nữa chị mới từ bỏ hy vọng.
Có thời điểm bác sĩ đã tính toán đến phương án can thiệp ECMO cho con. Hai vợ chồng chị chỉ biết đặt hết hy vọng vào bác sĩ và cầu nguyện mỗi ngày. “Nhờ các y bác sĩ tận tình, hai hôm nay, con đang tiến triển khá hơn", chị T. không giấu được ánh mắt đầy hi vọng.
Bác sĩ Võ Thành Luân, Phó trưởng khoa Hồi sức Nhiễm và Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, T.P là trường hợp mắc Covid-19 rất nặng đang được theo dõi chặt chẽ. Nguyên nhân là vì bé có bệnh nền, viêm phổi nặng, nghi ngờ trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
Sau khoảng 1 tuần điều trị Covid-19, bé vẫn tiếp tục được thở máy, thời gian nằm viện dự kiến sẽ còn kéo dài. "T.P là 1 trong 5 trẻ bị Covid-19 nặng phải điều trị tại Khoa Hồi sức Nhiễm và Covid-19 của Bệnh viện Nhi đồng 2", bác sĩ Võ Thành Luân nói.
Hầu hết các bệnh nhi này đang điều trị một bệnh lý khác như suy thận mạn, viêm phổi, bạch cầu cấp… rồi phát hiện mắc thêm Covid-19. Kết hợp các yếu tố bệnh nền, nhỏ tuổi, chưa đến tuổi tiêm ngừa nên tình trạng của trẻ sẽ nặng hơn.
“Nếu trẻ mắc bệnh cần hồi sức tăng lên, y bác sĩ sẽ bị căng kéo, không đủ nhân lực chăm sóc tốt cho bệnh nhi vì toàn ca nặng hoặc rất nặng, thời gian nằm viện kéo dài. Đặc biệt, số ca sốt xuất huyết nặng vẫn cao, điều trị cho nhóm bệnh nhi này rất vất vả ”.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Chuyên gia dịch tễ cho hay, tình trạng nặng và nguy kịch của trẻ là hậu quả của nhiều bệnh lý khác, Covid-19 là yếu tố tăng thêm. Do đó, theo bác sĩ Khanh, trong quá trình trẻ nằm nội trú, nhân viên y tế vẫn cần tuân thủ đeo khẩu trang, cách ly khi trẻ mắc Covid-19 để tránh lây nhiễm trong bệnh viện.
Thống kê đến ngày 10/9, TP.HCM đang điều trị cho trên 200 ca Covid-19 tại các bệnh viện, khoảng 60 ca cần hỗ trợ hô hấp, 15 ca thở máy xâm lấn, 13 ca dưới 16 tuổi và 4 phụ nữ mang thai. Hiện TP còn 1.115 ca cách ly tại nhà và không có ca mắc Covid-19 cách ly tập trung.
Về tình hình tiêm chủng, TP.HCM đã tiêm được trên 23,3 triệu mũi. TP còn 62.591 liều vắc xin Covid-19 (Verocell và Pfizer).